Ưu điểm và nhược điểm của blockchain trong kế toán

Công nghệ blockchain đã đưa ngành Fintech lên một tầm cao mới. Hơn 50% công ty cơ sở hạ tầng thanh toán đã tích hợp blockchain trong hoạt động kinh doanh, và blockchain được dự đoán sẽ giúp GDP toàn cầu tăng thêm gần 2 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên điều gì khiến blockchain trở nên hấp dẫn đối với các tổ chức hiện đại?

Về cơ bản, công nghệ blockchain là một hình thức kế toán, với một số máy tính hoạt động đồng thời trong một mạng. Nói cách khác, blockchain là một sổ cái giao dịch phân tán, công nghệ này có các ứng dụng vượt ra ngoài kế toán tài chính và sổ sách kế toán thông thường.

Trên thực tế, blockchain có thể được sử dụng để quản lý các quy trình trong một số lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách khai thác những ưu điểm này. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ blockchain đối với ngành kế toán.

Ưu điểm của blockchain trong kế toán

Blockchain có thể hữu ích cho kế toán do việc ghi chép các giao dịch kế toán tuân theo hệ thống ghi kép, trong đó lợi nhuận được khấu trừ nợ phải trả và chi phí. Mỗi mục ghi nợ có thể được khớp với một mục ghi có tương ứng trong sổ cái. Với blockchain, các công ty có thể quản lý các mục kép một cách dễ dàng.

Sổ cái chung cho tổ chức

Blockchain cung cấp cách thức để mọi thành viên trong tổ chức ghi lại trực tiếp các mục trong sổ cái thông qua máy tính cá nhân. Các giao dịch có thể được ghi lại ngoại tuyến và có thể được cập nhật sau khi có yêu cầu.

Sử dụng sổ cái phân tán cũng có nghĩa là mọi người có thể truy cập toàn bộ sổ cái mà không cần lưu giữ bất kỳ thông tin nào trong cơ sở dữ liệu riêng biệt.

Mức độ kiểm soát và tự động hóa cao

Trong bất kỳ hệ thống kế toán nào, các cấp độ kiểm soát rất quan trọng đối với việc chỉ định quyền cho các thành viên vận hành. Blockchain cho phép đồng thuận tự động đối với các mục giao dịch, và được kiểm soát bởi các cấp độ nút có quyền hành khác nhau.

Mức độ tự động hóa này cho phép các tổ chức thiết lập các cấp độ kiểm soát đối với nhân viên, sau đó có thể sử dụng các cấp độ này để phân phối khối lượng công việc giữa các nhóm có chức năng chéo.

Một số tác vụ đối chiếu có thể hoàn toàn tự động để loại bỏ nhu cầu nhập thủ công, trong khi các tác vụ khác chỉ có thể được phê duyệt bởi các nút hoạt động thuộc về các thành viên có thẩm quyền cao hơn.

Hoạt động liên tục

Bởi vì các blockchain là các hệ thống phân tán, nên một hệ thống kế toán blockchain sẽ đảm bảo các quy trình kế toán trong một công ty có thể tiếp tục hoạt động liền mạch khi một số máy tính bị hỏng.

Đây là một lợi thế lớn so với cơ sở dữ liệu kế toán tập trung khi phải yêu cầu ngừng hoạt động để bảo trì, gây ra sự gián đoạn trong hoạt động.

Giao thức giao dịch tùy chỉnh

Nhiều blockchain thế hệ thứ hai như Ethereum có các điều khoản để thêm mã máy tính vào giao thức mạng, cho phép mạng thực thi các tác vụ khi các điều kiện cụ thể được đáp ứng tự động. Tính năng này là xương sống cho các hợp đồng thông minh, và cũng là cốt lõi cho các ứng dụng của blockchain trong kế toán.

Các tổ chức có thể sử dụng các thuật toán để tự động thực hiện các chức năng kế toán. Các tác vụ như khấu hao định kỳ, chiết khấu dòng tiền, đánh giá rủi ro và ngưỡng hàng tồn kho trong sổ cái được chỉ định có thể dễ dàng được tự động hóa. Điều này được xem là quan trọng để tự động hóa các quy trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công ty.

Tăng tính minh bạch

Sổ cái blockchain có thể được xem bởi mọi người trong tổ chức, giúp tăng tính minh bạch trong một môi trường cần sự hợp tác.

Các nhà quản lý có thể xem các mục được thực hiện bởi nhân viên trong thời gian thực, giúp đội ngũ của họ đưa ra các quyết định kịp thời.

Sổ cái chống giả mạo và sao lưu an toàn

Blockchain lưu giữ hồ sơ trong các khối. Cả khối và bản ghi chứa trong chúng đều được liên kết thông qua dấu thời gian. Điều này làm cho blockchain trở thành một bản ghi bất biến về các sự kiện giao dịch hoặc hoạt động.

Vì hồ sơ giao dịch cũng được phân phối trên nhiều máy tính, nên nó được sao lưu thành nhiều bản sao và lưu trữ trên mạng. Tất cả các khối và giao dịch đều được mã hóa và thêm một lớp bảo mật khác vào dữ liệu blockchain.

Do đó, rất khó để người dùng giả mạo hồ sơ giao dịch lưu trữ trên blockchain. Các nhà quản lý có thể bớt lo lắng hơn về việc nhân viên mắc lỗi hoặc thay đổi trái phép các giao dịch kế toán. Họ có thể yên tâm về việc sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu kế toán của công ty.

Dữ liệu lịch sử để kiểm toán và báo cáo

Kế toán gần như đồng nghĩa với kiểm toán. Thực chất, đó là những gì các công ty kế toán làm.

Dữ liệu lịch sử là một phần giúp xem xét mốc thời gian của các giao dịch trong quá trình kiểm toán để kiểm tra các sự kiện bất thường. Kiểm toán viên có thể xem thời gian chính xác cho các khoản thanh toán đến và đi với sự trợ giúp của sổ cái blockchain.

Dữ liệu này cũng hữu ích để tạo các báo cáo phân tích khác nhau dựa trên các khoảng thời gian.

Khả năng mở rộng

Cơ sở dữ liệu trung tâm thường yêu cầu đầu tư phần cứng đáng kể khi mở rộng dung lượng. Điều đó làm cho việc nâng cấp để đáp ứng khối lượng công việc cao là rất tốn kém.

Trong khi blockchain có thể được xác định cấu hình để phân phối khối lượng công việc trên các mạng lớn, một số trong số chúng có thể truy cập công khai. Điều này còn được gọi là chia tỷ lệ theo chiều ngang, cho phép mạng tối ưu hóa khối lượng công việc với các máy chủ để xử lý khối lượng công việc một cách hiệu quả.

Khả năng mở rộng cao giúp các nhóm kế toán nhanh chóng ghi lại và đóng các giao dịch trong khi vẫn duy trì trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Tiền kỹ thuật số “gốc” dùng để hạch toán chi phí

Phương thức đồng thuận Proof of Work (PoW) của Bitcoin là cơ sở cho các loại tiền kỹ thuật số dựa trên blokchain ra đời. Nhiều mạng đã xuất hiện với tiền kỹ thuật số và token riêng. Những loại tiền kỹ thuật số này rất quan trọng:

  • Giúp ấn định chi phí cho các quy trình giao dịch.
  • Giúp đền bù cho các bên liên quan bằng những phần thưởng phù hợp.

Về mặt kế toán, các loại tiền kỹ thuật số “gốc” sẽ tự động phân bổ chi phí hoạt động vào sổ cái. Chúng cũng cung cấp cho người dùng một phương tiện để hoán đổi lấy các tài sản khác như tiền pháp định hoặc các loại tiền kỹ thuật số khác.

Điều này dẫn đến một nền kinh tế kỹ thuật số cho các giao dịch kế toán, thúc đẩy các tổ chức phát triển sản phẩm thuận tiện trên một nền tảng duy nhất. Các công ty và đối tác của họ cũng có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tài sản kỹ thuật số để nhận được lợi tức đầu tư tốt hơn trong dài hạn.

Tích hợp blockchain vào kế toán vẫn còn nhiều thách thức

Nhược điểm của blockchain trong kế toán

Mặc dù blockchain rất thuận lợi nhưng chúng vẫn tồn tại một số nhược điểm, luôn có sự đánh đổi với các công nghệ mới và blockchain cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một vài lý do khiến blockchain bất lợi cho quy trình kế toán.

Hệ thống sử dụng nhiều năng lượng

Yêu cầu tiêu thụ năng lượng của blockchain là một vấn đề chưa được giải quyết tận gốc. Không giống như một hệ thống tập trung, các blockchain yêu cầu nhiều máy tính hoạt động để duy trì mạng. Một cơ sở hạ tầng blockchain cần có nhiều máy tính mạnh để giải quyết nhanh chóng các tác vụ mã hóa, đây sẽ là một số chi phí bổ sung.

Tiêu thụ điện năng có thể được phân phối cho các máy tính công cộng. Nhưng điều đó đặt dữ liệu kế toán của doang nghiệp vào tay những người dùng trái phép tiềm ẩn.

Blockchain cũng là chủ đề của các cuộc tranh luận về tác động bất lợi tiềm ẩn của chúng đối với biến đổi khí hậu. Các công ty và chính phủ chịu trách nhiệm cho các nỗ lực phát triển môi trường bền vững cảm thấy cần xem xét mức độ tiêu thụ điện năng và việc mua sắm tài nguyên máy tính để vận hành blockchain ảnh hưởng như thế nào đến lượng khí thải carbon.

Do đó, các blockchain có thể yêu cầu các công ty đánh giá các thách thức về việc tuân thủ liên quan đến môi trường.

Mới lạ và chưa được tiêu chuẩn hóa

Không giống như các hệ thống kế toán truyền thống và ERP có các mô-đun kế toán được thiết lập tốt, blockchain vẫn còn mới đối với nhiều người dùng. Việc đưa các kế toán viên lên hệ thống blockchain để tìm hiểu các quy trình nhập sổ cái và mã xử lý yêu cầu các chuyên gia đào tạo chuyên sâu và một quá trình học hỏi nghiêm túc.

Các quy tắc kế toán cho blokchain vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, vì các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục tìm hiểu các chi tiết cụ thể về kiểm soát hành chính trong sổ cái phân tán. Với các công nghệ và thuật toán mới được giới thiệu hàng năm, các tiêu chuẩn kế toán cần được sửa đổi cho phù hợp.

Tương tự, các công ty kế toán cần đầu tư vào các lập trình viên lành nghề để định cấu hình và tùy chỉnh các blockchain theo yêu cầu kinh doanh cụ thể.

An ninh mạng và các thách thức kỹ thuật khác

Các thuật toán blockchain có lỗ hổng dễ bị tin tặc nhắm đến, đặc biệt nếu các máy chủ có thể truy cập công khai. Chỉ cần một tin tặc hoặc một nhóm nhỏ phát hiện ra lỗ hổng trong mã, sẽ dẫn đến việc bị đánh cắp dữ liệu.

Một vấn đề tiềm năng khác mà các nhà khai thác blockchain có thể gặp phải là cơ chế đồng thuận. Việc nâng cấp có thể yêu cầu phần lớn các nút mạng đồng ý với bản cập nhật phần mềm (hoặc phần cứng) quan trọng. Đồng thuận nâng cấp có thể không thành công nếu đa số nút trong mạng không bỏ phiếu.

Đối với các công ty kế toán, đây có thể là sự khác biệt giữa việc thực hiện các quy tắc kế toán mới cho tổ chức hoặc tuân thủ các quy tắc hiện có. Xung đột có thể phát sinh nếu các bên liên quan khác nhau không sẵn sàng chuyển sang phiên bản mới của nền tảng blockchain.

Một số blockchain như Ethereum đã phải cam kết tạo ra các phân nhánh thành phiên bản mới sau một vụ hack nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại số lượng lớn tiền mã hóa.

Sự thay đổi này là vấn đề đối với các công ty hoạt động trên các hệ thống cũ và yêu cầu phải phân bổ đáng kể ngân sách cho việc nâng cấp công nghệ và an ninh mạng.

Tóm lại, blockchain là công nghệ phức tạp có thể không phù hợp với mọi doanh nghiệp. Nhưng nó cung cấp một số lợi ích cho các công ty kế toán và kiểm toán nhằm giải quyết một số quy trình.

Nhiều hiệp hội kế toán hiện đang làm việc với các đối tác pháp lý, tài chính, kỹ thuật để vận hành theo các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được đối với ngành kế toán thông qua sổ cái blockchain. Có thể nói sổ cái phân tán sẽ là sổ kế toán của tương lai.

PCB Tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top