Con người đang ý thức nhiều hơn về việc bảo vệ môi trường và có nhu cầu sử dụng các hệ thống, dịch vụ không gây tổn hại đến môi trường. Điều này dẫn đến sự ra đời của các sáng kiến nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide và các khí nhà kính khác. Mục tiêu của những sáng kiến này là để giảm bớt những thiệt hại mà con người đã gây ra cho thế giới tự nhiên.
Cách blockchain bảo vệ khỏi tác hại của môi trường
Công nghệ blockchain là một hệ thống đầy hứa hẹn góp phần bảo vệ hành tinh và giữ nó tránh xa khỏi những tác động từ việc hủy hoại môi trường.
Bản chất dễ theo dõi và minh bạch của công nghệ này có thể giúp đảm bảo rằng các công ty sẽ tuân thủ các sáng kiến xanh hơn, cho dù là tín chỉ carbon hay sử dụng vật liệu bền vững.
Ví dụ khi nói đến các khoản tín dụng bù đắp carbon, chúng có thể được liên kết với các tài sản dựa trên blockchain, có thể được nhìn thấy trên một sổ cái công khai. Do đó, mọi người có thể theo dõi số lượng tín chỉ carbon mà các tập đoàn đang mua để bù đắp dấu chân carbon của họ. Thực tế, theo dõi các giao dịch mua tín dụng carbon của một công ty thông qua blockchain sẽ tốt hơn là chỉ nghe lời họ hoặc dựa vào ý kiến của một bên thứ ba.
Blockchain có thể được sử dụng để tạo ra cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không ngay lập tức tìm ra mối liên kết giữa công nghệ blockchain và việc giảm lượng khí thải carbon. Ví dụ, khi Bitcoin xuất hiện với công nghệ blockchain, từng phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều vì các nhà bảo vệ môi trường do tin rằng cần một lượng năng lượng khổng lồ, thứ sẽ gây ra lượng khí thải carbon dioxide đáng kể, mới đủ cho hệ thống của nó hoạt động.
Chi tiêu năng lượng này là cần thiết để Bitcoin xác minh các giao dịch trong mạng và bồi thường cho những người khai thác giữ an toàn cho blockchain. Tuy nhiên, những lo lắng này chỉ có giá trị khi triển khai một số công nghệ cơ bản nhất định.
Thông qua việc thiết lập các nền tảng tài chính mới, công nghệ blockchain có thể mở ra các quỹ mới và kích thích các công ty đã cam kết cắt giảm sản lượng carbon của họ. Mục tiêu chính là tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng với chi phí thấp hơn. Một trong những mục tiêu chính là tăng cường tính minh bạch và cung cấp khả năng tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tài chính.
Thu thập dữ liệu
Blockchain cho phép các chính phủ và những người khác thu thập dữ liệu và thông tin về các sáng kiến cơ sở hạ tầng, do đó, công nghệ này giúp hệ thống minh bạch hơn và phù hợp với các mục tiêu bền vững. Các hệ thống dựa trên công nghệ blockchain cũng giúp cho việc theo dõi các chứng chỉ bù trừ carbon là bất biến và an toàn.
Công nghệ blockchain có thể giúp tăng khả năng tiếp cận và nhận thức bằng cách đóng vai trò là cơ sở hạ tầng mã nguồn mở và phi tập trung cho các giao thức thân thiện với môi trường. Bản thân các công ty, dự án cũng phải tự điều chỉnh để thích ứng với kỳ vọng thay đổi của khách hàng. Công nghệ này chỉ góp phần khuyến khích và tăng động lực để tạo ra sự bền vững lâu dài.
Các công ty có thể cải thiện các phương pháp bảo vệ môi trường hiện nay bằng cách phát triển một lớp blockchain toàn cầu cung cấp tính minh bạch và dữ liệu mà người dùng có thể tin tưởng. Điều này thúc đẩy tính toàn vẹn của thị trường và tính toán carbon mạnh mẽ và hỗ trợ tự động hóa giao dịch và hiệu quả chung.
Blockchain làm tăng hiệu quả thị trường nói chung. Tất cả các hoạt động quản lý, tuân thủ đều có thể được hệ thống hóa bên trong hệ thống, dẫn đến một sổ cái kế toán phát thải mở và dễ hiểu.
Kết luận
Công nghệ sổ cái phân tán (hoặc blockchain) là một giải pháp sáng tạo và thích hợp có thể giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về thông tin có thể được theo dõi dễ dàng và không thể thay đổi. Dữ liệu này rất quan trọng để xác định lượng khí thải carbon chính xác. Hơn nữa, tín dụng bù đắp carbon có thể được chia sẻ công khai và dễ dàng giữa tất cả những người tham gia trong mạng lưới công nghệ sổ cái phân tán.
Nguồn: Hackermoon