Tương lai GameFi dưới góc nhìn game thủ

Là một người đam mê crypto và là một game thủ lâu năm, tôi nghĩ GameFi đang phát triển sai phương hướng.

Nghịch lý của GameFi

Trong bối cảnh một thị trường gấu kéo dài, các dự án GameFi hiện tại đa phần đều đang “chia năm xẻ bảy”, mang lại những khoản lỗ lớn cho đại đa số các nhà đầu tư. Ngoài yếu tố khách quan của thị trường, các dự án GameFi đều đang xác định sai đối tượng người dùng và lạm dụng yếu tố “earn”, dẫn đến đa phần các dự án GameFi là một mô hình ponzi, không có khả năng phát triển lâu dài.

Nghịch lý của GameFi

Nghịch lý cần nói đến, đó là các nhà phát triển cho ra mắt một dự án game, nhưng người dùng phần lớn là các nhà đầu cơ, những người chỉ muốn kiếm lấy lợi nhuận từ dự án. Điều này là vì:

  • Các dự án phát triển vội vàng theo trend, sản phẩm game rập khuôn và không có tính giải trí.
  • Lạm dụng “play to earn” : Các nhà phát triển và cả người dùng đều chỉ quan tâm đến việc kiếm lợi nhuận từ dự án. Dù nhà phát triển muốn phát triển game lâu dài cũng rất khó khăn khi việc “earn” tạo ra vấn đề lạm phát token không thể giải quyết được (vì dòng tiền liên tục bị rút ra).
  • Liên tục các trend mới được đẩy ra nhằm thu hút dòng tiền, nhưng nếu dự án game còn tiếp tục “earn”, thì sẽ không thể tránh khỏi việc tạo ra một mô hình ponzi, người sau trả tiền cho người trước.

Thực ra, việc kiếm tiền từ game không phải là một điều gì đó mới mẻ. Nhu cầu giao dịch vật phẩm và dịch vụ trong game vẫn luôn tồn tại (VD: bán trang bị, giao dịch ACC, cày thuê…). Tuy nhiên, cần lưu ý là việc kiếm tiền từ game này xuất phát từ nhu cầu thực từ thị trường, không phải từ yếu tố đầu cơ và kiếm lợi nhuận.

Tham khảo thêm: Thiết kế tokenomic: Single tokenomic và Dual tokenomic

Game thủ mong đợi gì ở GameFi ?

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề của game truyền thống:

  • Trong game truyền thống, chỉ tồn tại quan hệ mua bán một chiều, giữa nhà phát hành và game thủ. Các vật phẩm trong game không thực sự là tài sản sở hữu của người chơi, điều đó dẫn đến việc vật phẩm game bị lạc hậu và mất giá rất nhanh, phần nào khiến vòng đời của game bị ngắn lại.
  • Thị trường mua bán vật phẩm game là thị trường tự phát, không có sự quản lý. Điều đó khiến các giao dịch chỉ dừng ở quy mô nhỏ, có nhiều hiện tượng lừa đảo. Đồng thời nhà phát hành cũng rất khó khăn trong quản lý các giao dịch không mong muốn.
  • Tiến trình phát triển của game hoàn toàn phụ thuộc vào nhà phát hành, game thủ đôi khi chỉ có thể chấp nhận bị “bóc lột” nếu muốn chơi game.
  • Các nhà phát hành game nhỏ rất khó tiếp cận với nguồn vốn, dẫn đến việc độc bá của các công ty game lớn. Đồng thời họ cũng mất một khoản lợi nhuận đáng kể cho các nền tảng nạp tiền trung gian.

GameFi hoàn toàn có thể bù đặp những khuyết điểm đó

Xây dựng một thị trường giao dịch lành mạnh

Xây dựng một thị trường giao dịch lành mạnh

Một dự án GameFi hoàn toàn có thể xây dựng một thị trường giao dịch vật phẩm của game thông qua token quản trị. Sự thuận tiện trong việc giao dịch của blockchain và ứng dụng NFT giúp nững người muốn kiếm tiền từ game có thể dễ dàng bán đi thành quả “cày cuốc” của mình và kiếm lấy lợi nhuận từ đó. Lúc này, giá trị của các vật phẩm NFT sẽ được điều tiết theo nhu cầu thật sự của người chơi. Việc thu phí giao dịch vừa phải là một cách chống lạm phát hữu hiệu.

Đồng thời việc nạp tiền thông qua token quản trị giúp nhà phát hành tiết kiệm được một khoản hoa hồng đáng kể.

Loại bỏ “earn” và tập trung vào nhu cầu chơi game thực sự

Loại bỏ "earn" và tập trung vào nhu cầu chơi game thực sự

Như đã nói, việc “play to earn” chắc chắn sẽ tạo ra một mô hình kim tự tháp, mà người sau trả tiền cho người trước. Đây là một sai lầm về bản chất, khi dòng tiền liên tục bị rút ra khỏi game thì không có khả năng xây dựng một kế hoạch tokenomic bền vững. Việc kiếm tiền từ game cần được xây dựng từ nhu cầu người chơi thật, những người sẵn sàng bỏ tiền để nhân vật của mình mạnh lên.

Văn hóa game “phi tập trung”

Thông qua việc mua token quản trị và các vật phẩm NFT, game thủ thực sự sở hữu tài sản game và tham gia vào quá trình phát triển game. Nguồn lực phát triển sẽ không còn cực hạn ở nhà phát hành. Điều tôi mong muốn là game có thể trở thành một mô hình DAO đặc biệt.

Ngoài ra, game thủ có thể có được các đặc quyền trong game khi mua và hold token quản trị. Điều này giúp dự án không cần trả một lãi suất stacking quá cao.

Việc sở hữu tài sản có giá trị trong game cũng nâng cao sự gắn bó của người dùng, biến dự án game thành một metaverse thực sư.

Kết luận

GameFi mới chỉ đang mò mẫm con đường phát triển, các dự án game sẽ cần tập trung vào chât lượng sản phẩm và nhu cầu của người dùng nhiều hơn, thay vì chạy theo cơn lốc đầu cơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top