Thiết kế tokenomic: Single tokenomic và Dual tokenomic

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao một trò chơi lại cần đến hai loại token để vận hành? Bài viết cung cấp cho bạn sự so sánh trực quan giữa Single tokenomic và Dual tokenomic.

Giới thiệu

Sau thành công của Axie Infinity tiên phong, một số dự án GameFi đã học hỏi từ dự án và áp dụng mô hình kinh tế cũng như mô hình Dual tokenomic vào các sản phẩm của họ.

Thiết kế tokenomic: Single tokenomic và Dual tokenomic -  Axie Infinity
Axie Infinity

Mô hình Dual tokenomic này bao gồm một token quản trị và một token tiện ích trong trò chơi khác. Thông thường, token quản trị có quyền quản trị, trong khi token tiện ích được sử dụng cho các cơ chế trong trò chơi.

Token quản trịToken tiện ích
Tổng cung– Hạn chế– Không hạn chế
Tác dụng– Quản trị
– Một phần sử dụng trong hoạt động của trò chơi
– Phần thưởng cho người chơi.
– Sử dụng trong hoạt động của trò chơi.
Cách earn– Phần thưởng cung cấp thanh khoản.
– Stacking.
– Thưởng từ các sự kiện của dự án.
– Chơi game.
Bảng so sánh Token quản trị và Token tiện ích

Tuy nhiên, bạn đã bao giờ đặt câu hỏi về lý do tại sao một trò chơi đơn lẻ lại yêu cầu hai loại token?

So sánh giữa Single tokenomic và Dual tokenomic

Single tokenomic

Single tokenomic được định nghĩa là chỉ sử dụng một token cho mọi hoạt động liên quan đến dự án, từ quản lý đến những hoạt động liên quan đến nền kinh tế trò chơi.

Mô hình này có một số ưu điểm, đó là sự đơn giản của nó. Người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu tokenomic cũng như các trường hợp sử dụng token. Hơn nữa, chỉ tập trung vào một token cũng góp phần làm tăng giá trị token nhanh chóng – vì dòng tiền chỉ được thu hút vào một nơi duy nhất.

Mặt khác, mô hình kinh tế này dễ bị thất bại. Khi lợi nhuận tạo ra của trò chơi tương quan với giá của token, khi một lượng lớn token được giao dịch trên thị trường thứ cấp, người chơi sẽ dần mất động lực khi doanh thu của họ giảm. Do đó, họ có thể sợ rằng giá của các token sẽ tiếp tục giảm và cố gắng bán các token của họ với bất kỳ giá nào, điều này dẫn đến việc giá của token giảm sâu hơn và tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Để giải quyết nhược điểm này của Single Tokenomic, Axie Infinity đã giới thiệu mô hình Dual Tokenomic.

Dual tokenomic

Nhằm mục đích giảm tác động của thị trường thứ cấp lên nền kinh tế trò chơi, Axie Infinity đã sử dụng mô hình Dual tokenomic, trong đó AXS là token quản trị – đại diện cho giá trị của trò chơi; trong khi cái còn lại là SLP – token được sử dụng làm đơn vị tiền tệ trong trò chơi, được sử dụng làm phần thưởng cho người chơi khi chơi.

Thiết kế tokenomic: Single tokenomic và Dual tokenomic -  AXS và SLP
AXS và SLP

Người nắm giữ AXS kiếm lợi nhuận từ việc tham gia quản lý – lợi tức đến từ phí mà người chơi giao dịch trên Axie Marketplace trả. 

Nói chung, AXS được coi là bền vững hơn so với SLP, do tổng nguồn cung hạn chế. Điều này có nghĩa là người chơi chỉ có thể mua AXS tại thị trường thứ cấp hoặc tham gia các sự kiện do Axie Infinity tổ chức để kiếm AXS, sau đó tham gia vào các hoạt động quản lý thông qua Stacking để nhận AXS thưởng.

Trong khi đó, SLP là một token cung cấp không giới hạn, được liên tục đúc để thưởng cho người chơi. Động lực giá duy nhất cho token này là khi nhu cầu SLP vượt quá nguồn cung của token. Vì SLP có thể được coi là một loại tiền tệ trong trò chơi, do đó token này về cơ bản không có giá trị đầu tư.

Tóm lại, đối với những người chơi phổ thông, giá SLP quan trọng hơn. Mặt khác, các nhà đầu tư sẽ để mắt đến giá AXS.

Hạn chế trong mô hình Dual tokenomic của AXS

Mặc dù đạt được những thành công nhất định nhưng mô hình của Axie vẫn còn một số điểm hạn chế – đó là giá cả của AXS và SLP vẫn chưa thể tách rời nhau. Nói cách khác, việc tăng giá của SLP bằng cách nào đó cũng sẽ làm tăng giá của AXS và ngược lại.

Có lẽ lý do đằng sau điều này là cơ chế của trò chơi yêu cầu người chơi sử dụng cả SLP và AXS cùng một lúc.

Trong hầu hết các trò chơi, người chơi được yêu cầu sử dụng đồng thời cả token quản trị và tiện ích. Đây có thể được giải thích là một trong những cách để nâng cao nhu cầu về token của trò chơi. Càng nhiều người chơi tham gia vào trò chơi, nhu cầu về token càng cao và càng nhiều tiền mặt cho token. Đồng thời, các token quản trị có tổng nguồn cung hạn chế, do đó về mặt kỹ thuật, giá của các token sẽ tăng lên. Đây là một động lực giá tích cực cho token quản trị.

Nếu một trò chơi hấp dẫn đang trong giai đoạn phát triển, giá của token quản trị của nó thường tăng lên. 

2 lý do chính cho điều này là:

  1. Người chơi mới được giới thiệu với trò chơi. Về cơ bản, người chơi mới mua NFT do người chơi cũ đúc và điều này cũng có thể được hiểu là người chơi mới trả tiền cho việc Breeding (Nhân giống). 
  2. Các nhà đầu tư lạc quan về dự án: vì vậy họ mua và nắm giữ token quản trị của trò chơi.

Vì những điều này, mặc dù việc tăng giá của token là một điều tốt, nhưng nó cũng sẽ tạo ra căng thẳng giữa hai nhóm người nắm giữ.

Trong các tình huống tốt nhất, trong đó dự án phát triển, các nhà đầu tư lạc quan sẽ tiếp tục mua và nắm giữ token quản trị, điều này sau đó dẫn đến việc tăng giá của token đó. Điều này dẫn đến chi phí để Breeding (Nhân giống) cao hơn, và do đó, giá NFT cũng sẽ tăng lên. 

Khi giá NFT tăng lên, chi phí tham gia trò chơi cho người chơi mới cũng sẽ trở nên cao hơn. Theo Lý thuyết co giãn của cầu và cung, hiện tượng này sẽ khiến số lượng người chơi mới giảm xuống. Tóm lại, ví dụ này là một hệ quả tiêu cực được tạo ra từ những động cơ tích cực.

Các nhà phát triển có thể giải quyết vấn đề này bằng cách điều chỉnh chi phí cho việc Breeding (Nhân giống), để chúng không bị ảnh hưởng sâu sắc bởi giá của các token quản trị. Tuy nhiên, việc điều chỉnh sẽ cần thời gian và dữ liệu. Trong khi đó, thị trường tiền điện tử có tính chất biến động cao, do đó những thay đổi chủ quan do các nhà phát triển thực hiện có thể không kịp thời và bị bỏ lại phía sau. 

Kết luận

Sự thành công của AXS với mô hình Dual tokenomic đã chứng minh tiềm năng của ngành công nghiệp Gamefi. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều hạn chế trong Tokennomic của các dự án Play to Earn khiến chúng xem ra giống một mô hình kim tự tháp.

Các nhà phát triển dự án Gamefi sẽ cần phát triển các mô hình Tokennomic hiệu quả hơn để đảm bảo sự phát triển lâu dài cho dự án của mình.

Dịch từ elpisbattle.substack

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top