Sóng Elliott là công cụ quan trọng dùng trong phân tích kỹ thuật. Nhìn chung, những lý thuyết của sóng Elliott sẽ giúp nhà đầu tư hình dung thị trường với độ chính xác cao. Tuy nhiên, việc phân tích cụ thể về sóng Elliottmở rộng cũng là vấn đề phức tạp. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư cần có nhiều năm để nghiên cứu rõ về mô hình này. Vì vậy, trong bài viêt dưới đây, dautu.info sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin về sóng Elliott là gì? Các thông tin về sóng Elliott mở rộng cũng như những cách giao dịch với mô hình để đạt được những hiệu quả cao. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Khái niệm sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott hay còn được gọi bằng Elliott wave. Đây là một trong phát minh của một kế toán người Mỹ Ralph Nelson Elliott. Lý thuyết về sóng đã được tìm thấy vào những năm 1930. Khi đó, tác giả nhận thấy sự chuyển động của thị trường theo một trật tự nhất định. Trong khi đối với mọi người thì đó lại là các hướng chuyển động hỗn loạn.
Đến thời điểm hiện tại, lý thuyết về sóng Elliott được áp dụng nhiều thị trường. Đặc biệt rõ nét nhất là sóng Elliott trong chứng khoán cùng với Sóng Elliott và chuỗi Fibonacci.
Đặc điểm của loại sóng này là việc lặp đi lặp lại những đường dẫn xu hướng. Hiểu đơn giản thì Elliott mô tả về tâm lý của đám đông. Tâm lý ở đây chính là những biểu hiện của người tham gia từ hy vọng đến sợ hãi.
Việc phân tích về sóng Elliott như một cách để phân tích biểu đồ tâm lý. Những cách thức hoạt động của nó cũng sẽ thay đổi tương tự. Những sự thay đổi sẽ thể một cách rõ nét trên đường giá của biểu đồ. Cũng vì vậy mà tính chất của sóng được lặp đi lặp lại như nhau.
Cấu trúc đầy đủ của sóng Elliott là gì
Sau khi tìm hiểu về khái niệm sóng Elliott là gì? Tiếp theo sẽ tìm hiểu về cấu trúc của mô hình sóng sóng Elliott trong chứng khoán. Sóng Elliott giúp nhà đầu tư có thể dự báo trước được các xu hướng. Từ đó, Trader sẽ có các quyết định để đặt các lệnh thu lại lợi nhuận cao nhất. Để hiểu rõ về những dự báo của sóng đưa ra thì trước hết cần biết về cấu trúc mô hình sóng. Cụ thể thì sóng Elliott mở rộng hiển thị xu hướng theo hai giai đoạn chính. Một giai đoạn nằm ở vị trí đầu lúc sóng đẩy; giai đoạn tiếp theo khi sóng đã có sự điều chỉnh hay gọi khác là sóng hồi.
Giai đoạn mô hình sóng đẩy
Mô hình sóng đẩy cụ thể sẽ bao gồm có năm đường đi. Trong đó các đường 1 – 3 – 5 sẽ là những đường sóng lên. Đường 2 – 4 sẽ là đường sóng Elliott giảm. Độ dài của các đường thường có xu hướng là bằng nhau.
- Đường 1: Hiển thị thị trường đang có chiều hướng đi lên. Thể hiện rằng các nhà đầu tư đã thấy được đây là cơ hội thích hợp để mua. Sau khi nhiều người đặt lệnh mua đã giúp đẩy đường 1 lên cao.
- Đường 2: Sau khi thấy lợi nhuận đã đạt, các nhà đầu tư tiến hành đóng lệnh mua. Vì vậy mà đường 2 này bắt đầu sóng Elliott giảm xuống.
- Đường 3: Khi xuất hiện nên một sự tăng giá nhẹ. Đây cũng là thời điểm thích hợp nên các nhà đầu tư đã vào mua. Từ đó mà mức sóng đã được đẩy lên lại.
- Đường 4: Các nhà đầu tư lúc này đã tiến hành đặt lệnh chốt lời. Vì vậy, sóng lại giảm nhẹ, tuy nhiên đáy sóng vẫn không chạm vào đường 3.
- Đường 5: Khi nhận ra được giá trị của nó đem lại. Nhà đầu tư bắt đầu mua một cách ồ ạt. Đây cũng là lý do chính khiến đường 5 tăng lên cao.
Nhìn chung trong các mức sóng đưa lên thì sẽ có một sóng đẩy xa nhất. Thông thường mức sóng dài nhất sẽ nằm ở sóng thứ 3.
Mô hình sóng điều chỉnh
Sau giai đoạn một sóng tăng giảm ồ ạt thị sẽ đến giai đoạn sóng bắt đầu có sự điều chỉnh lại. Các mức giá này sẽ đi ngược lại với xu hướng hiện tại. Ví dụ như khi xu hướng lúc này đang có chiều hướng tăng, thì sóng điều chỉnh sẽ là đi xuống. Ngược lại, khi xu hướng đang ở mức giảm thị sóng điều chỉnh sẽ là sóng tăng lên.
Thông thường sóng điều chỉnh thể hiện bằng các chữ cái a, b, c. Điểm đặc biệt ở đây là mô hình của sóng điều chỉnh không được quá năm đường. Thường tập trung nhất là bao gồm 3 đường sóng.
Trong sóng điều chỉnh lại được chia thành ba loại sóng con: Sóng mô hình Zig – Zag; Sóng mô hình phẳng và sóng mô hình tam giác.
Các quy tắc của mô hình sóng Elliott là gì?
Việc áp dụng những chỉ báo và phương pháp kỹ thuật để phân tích biểu đồ là một phương thức tốt. Đặc biệt khi áp dụng tại sóng Elliott trong chứng khoán cùng với Sóng Elliott và chuỗi Fibonacci. Tuy nhiên, để tăng cường độ chính xác của mỗi mô hình. Các Trader cần phải đảm bảo đúng quy tắc của nó. Đối với Elliott wave sẽ có ba quy tắc chính:
- Sóng thứ 3 sẽ là sóng có độ dài nhất trong ba đường sóng đi lên.
- Đường sóng thứ 2 đi xuống, nhưng bắt buộc phải cao hơn điểm mở cửa của đường sóng thứ nhất.
- Và cuối cùng là đáy của đường sóng thứ 4 bắt buộc không chạm vào đỉnh của đường sóng thứ nhất.
Ngoài ra, việc giao dịch trong sóng Elliott trong chứng khoán có thể bị thay đổi tùy vào thị trường. Một số trường hợp có thể được tính là ngoại lệ của Elliott như là:
- Đỉnh của đường sóng thứ 5 vẫn không vượt qua được đỉnh của đường thứ 3
- Sóng thứ 3 được mở rộng và rất là dài
- Vài trường hợp thì đường sóng thứ 2 và đường thứ 4 có thể vượt cả điểm thoái lui của dãy số Fibonacci.
Hướng dẫn giao dịch cùng sóng Elliott
Để giao dịch đạt hiểu quả tốt nhất với Elliott thì thông thường nhà đầu tư phải thông qua ba bước chính dưới đây:
- Phân tích thị trường: Trong trường hợp nhận ra được mô hình của Elliott. Xu hướng của sóng đang di chuyển ở giai đoạn đi ngang và chuyển sang mô hình phẳng. Lúc này thì thị trường có khả năng tạo một đợt sóng khi đường điều chỉnh kết thúc.
- Đi vào bước đặt lệnh: Khi sóng nằm ở cuối đường điểu chỉnh, tức là đường c thì đây là thời điểm tốt nhất để đặt lệnh. Việc đặt lệnh phải được thực hiện nhanh trước khi bắt đầu chuyển sang làn sóng mới.
- Thực hiện việc cắt lỗ: Điểm cắt lỗ tối ưu nhất khi nằm ở đỉnh của đường sóng thứ 4. Hoặc có thể cách đường số 4 này một vài pips.
Kết luận
Với những kiến thức vừa được dautu.info chia sẻ. Hy vọng bạn đọc đã hiểu được khái niệm sóng Elliott là gì? Và cách để ứng dụng mô hình này trực tiếp vào sóng Elliott trong chứng khoán cùng với Sóng Elliott và chuỗi Fibonacci. Một lưu ý đối với nhà đầu tư là vì sóng Elliott bản chất vẫn là lý thuyết. Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế còn cần nhiều yếu tố khác. Chúc bạn may mắn!
Thông tin: dautu.info