Ngoại hối là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các giao dịch quốc tế (International Transaction). Cùng với ngoại hối, thị trường ngoại hối đạt đến 5 tỷ đô la khối lượng thực hiện giao dịch trong một ngày, trở thành một trong số các thị trường giao dịch lớn nhất thế giới. Dưới đây bài viết của dautu.info sẽ cung cấp thêm kiến thức; để bạn hiểu rõ thêm về ngoại hối là gì ở thời điểm hiện tại nhé!
Ngoại hối là gì?
Ngoại hối hay FX viết tắt của Foreign Exchange là tải sản chuyển đổi thành phương tiện thanh toán quốc tế; và được các cộng đồng quốc tế đều công nhận. Nói cách khác, ngoại hối có thể được dùng để thực hiện trao đổi hay mua bán giữa các quốc gia với nhau. Ngoại hối bao gồm nhiều hình thức như vàng dự trữ của quốc gia, ngoại tệ, nội tệ và liên quan đến một số các phương tiện, chứng từ có giá trị thanh toán gồm: hối phiếu, trái phiếu, thẻ ngân hàng, cổ phiếu, tấm séc,…
Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối tiếng Anh gọi là Foreign Exchange Market hay FX Market; thị trường cho phép thực hiện các giao dịch và trao đổi tiền tệ phi tập trung. Thị trường được hình thành từ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ; của cá nhân hay tổ chức khi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các cá nhân hay tổ chức sẽ không thể thực hiện giao dịch thông qua nội tệ; mà bắt buộc phải chuyển đổi tiền tệ, xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó mà hình thành nên thị trường tiền tệ như hiện nay.
Đây cũng được xem là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng giao dịch hơn gấp 200 lần; so với khối lượng các giao dịch chứng khoán thông thường tại New York, Hoa Kỳ. Hơn hết, các giao dịch tại ngoại hối có tính thanh khoản lớn, không bị hạn chế về thời gian hay không khớp lệnh như chứng khoán. Ở đây, các giao dịch có thể thực hiện chốt lệnh ngay lập tức, tiết kiệm khối thời gian cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, đối với một giao dịch ngoại hối, tỷ giá thể hiện được giá trị tương đối giữa hai đồng tiền; trước khi thực hiện trao đổi giữa hai đồng tiền với nhau. Mã Swift được sử dụng làm kí hiệu cho đơn vị tiền tệ; bao gồm ba chữ số. Ví dụ như, Yên Nhật = JPY, Won Hàn Quốc = KRW, Ruble Nga = RUB, Euro = EUR, Đồng Việt Nam = VND và một số quốc gia tương tự khác.
Đối tượng thực hiện mua bán trên thị trường ngoại hối
Trước khi ứng dụng công nghệ, khách hàng của thị trường ngoại hối đa phần là những tổ chức tài chính lớn, cá nhân có những giá trị ròng cao; mới có thể tiếp cận thực hiện mua bán trong thị trường này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cùng với sự phát triển về công nghệ các khách hàng có nhu cầu; đều có thể thực hiện giao dịch trong những nền tảng được bảo mật cao. Khách hàng chính tham gia trong thị trường này gồm có:
Nhà nước và Ngân hàng trực thuộc Nhà nước
Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát, lãi suất đối với các tỷ giá đồng tiền của quốc gia. Ngân hàng Anh Quốc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc; hay Cục dự trữ Liên Bang Mỹ là một trong số các chính phủ thuộc các đất nước lớn, những Ngân hàng Trung ương của họ; đều là những khách hàng tiềm năng của thị trường.
Ngân hàng có giá trị lớn
Một số ngân hàng lớn trên thế giới như HSBC, Barclays hay Goldman Sachs là những ngân hàng; mỗi ngày đạt được số lượng mua bán khổng lồ trong thị trường ngoại hối. Hoạt động giao dịch được thực hiện trực tiếp cho ngân hàng; hoặc cho các khách hàng lớn của ngân hàng với giá trị ròng cao.
Nhà môi giới ngoại hối
Các nhà môi giới là các công ty đại diện; cung cấp cho các nhà đầu tư có quyền truy cập vào một nền tảng, để họ có thể thực hiện giao dịch ngoại tệ; liên quan đến các một hoặc hai cặp tiền tệ thông qua các sàn giao dịch trực tuyến. Những nhà môi giới được xem như là những công ty giao dịch ngoại hối kinh doanh hợp pháp theo pháp luật quy định; và chỉ chiếm phần nhỏ trong hệ thống.
Các nhà đầu tư lẻ
Các nhà đầu tư lẻ chiếm khoảng một phần ba số lượng giao dịch; được thực trên thị trường ngoại hối ở thời điểm hiện tại. Các cá nhân là công dân của trong và ngoài nước; thực hiện giao dịch chủ yếu phục vụ lợi ích riêng của các cá nhân như đầu tư, du lịch hay học tập ở nước ngoài.
Đầu tư thị trường ngoại hối
Đầu tư ngoại hối không phải công việc mới mẻ, tuy nhiên cũng cần nắm vững kiến thức; trước khi bước chân vào con đường kinh doanh tài chính này. Tại đây, các hoạt động giao dịch được thực hiện thông qua việc mua bán các loại hàng hóa; được pháp luật quy định cung cấp trên thị trường. Hàng hóa được gọi chung cho các cặp tỷ giá; giữa các quốc gia hay một số tài sản, chứng từ được nêu ra ở những phần trước.
Tuy nhiên, các hoạt động mua bán ở thị trường này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ cụ thể như sau, khi nhà đầu tư chọn mua cặp tỷ giá RUB/JPY, tức là nhà đầu tư đang mua đồng Ruble và bán ra đồng Yên Nhật. Ngược lại, khi nhà đầu tư chọn bán cặp RUB/YPJ tức là đang bán đồng Ruble và mua đồng Yên Nhật.
Vấn đề đặt ra nên chọn thời điểm nào để giao dịch ngoại hối? Khi dự đoán thời điểm tăng lên của tỷ giá RUB/JYP thì nhà đầu tư đặt lệnh mua và ngược lại, khi dự đoán khả năng giảm của tỷ giá RUB/JYP thì đặt lệnh bán. Khác với chứng khoán, lợi nhuận được tính khi giá cổ phiếu tăng lên, thì ở ngoại hối lợi nhuận của một giao dịch được tính là phần chênh lệch; khi thực hiện mở lệnh và đóng lệnh. Nhờ vậy, thị trường đã này thu hút được các nhà đầu tư hơn; vì biến động thị trường hay tăng giảm giá cả cũng ít bị ảnh hưởng so với giao dịch chứng khoán.
Kết luận
Ngoại hối được xem như phương tiện để thực hiện trao đổi mua bán; giữa các quốc gia với nhau. Mặc dù là thị trường mới, nhưng với những ưu điểm mang lại thì cho thấy; đây là thị trường tiềm năng cho các trader.
Theo dõi tienao274.com để đọc thêm những thông tin hữu ích nhé!
Thông tin tổng hợp: dautu.info