Hiểu rõ cơ chế hoạt động cầu nối trong blockchain

Kể từ khi Total value lock (TVL) của DeFi tăng đột biến vào 2021, cầu nối blockchain nổi lên như một giải pháp đột phá, cho phép chuyển giao giá trị một cách liền mạch giữa các mạng lưới blockchain độc lập. Hãy cùng tìm hiểu cách thức hoạt động và vai trò quan trọng của cầu nối blockchain trong việc kết nối hệ sinh thái DeFi.

Mỗi blockchain hoạt động như một mạng lưới phân tán riêng biệt với token riêng, dẫn đến việc tài sản số trên mỗi blockchain không thể trực tiếp chuyển đổi sang blockchain khác. Ví dụ, bạn không thể chuyển tài sản từ Avalanche sang Solana bởi chúng thuộc hai hệ sinh thái khác biệt. Cầu nối blockchain ra đời nhằm giải quyết bài toán nan giải này, đảm bảo khả năng tương tác chéo chuỗi (cross-chain interoperability). Chúng phá bỏ rào cản giữa các mạng lưới blockchain, cho phép chúng tương tác hiệu quả. Cầu nối có khả năng chuyển đổi tài sản trên blockchain A thành tài sản tương đương trên blockchain B.

Không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao tài sản, cầu nối blockchain còn tạo điều kiện cho việc trao đổi dữ liệu giữa các blockchain khác nhau.

Cơ chế hoạt động của cầu nối blockchain

Cầu nối blockchain là nền tảng hỗ trợ chuyển giao tài sản và dữ liệu giữa các hệ sinh thái blockchain. Chúng có thể là phi tập trung, tập trung hoặc hybrid. Hai phương thức chuyển giao tài sản chính của cầu nối blockchain là Wrapped Asset Liquidity Pool.

Tưởng tượng bạn lái chiếc xe hơi tới biên giới giữa 2 thành phố ngăn cách bằng cây cầu, bạn sẽ để biển xe có biến số thành phố A để lái chiếc xe y chang vối biển số thành phố B. Với Wrapped Asset, người dùng nhận được tài sản tương đương trên blockchain B bằng cách “gói” tài sản gốc của blockchain A. Ví dụ, bạn có thể dùng cầu nối cross-chain để chuyển đổi SOL trên Solana sang Wrapped ETH (WETH) trên Ethereum. Hợp đồng thông minh sẽ khóa SOL được gửi để đưa chúng ra khỏi lưu thông, sau đó phát hành WETH tương ứng. Ngược lại, khi chuyển đổi WETH trên Cardano trở lại ETH trên Ethereum, WETH sẽ bị đốt để đổi lấy ETH.

Một số cầu nối blockchain, chẳng hạn như “Cross-Chain Bridge” và Synapse Protocol, sử dụng Liquidity Pool cho nhiều loại tài sản. Các Liquidity Pool này hoạt động tương tự như ngân hàng. Khi người dùng muốn chuyển đổi WETH từ Polygon sang ETH trên Ethereum, Cross Chain Bridge sẽ sử dụng nguồn lực từ Liquidity Pool của mình để gửi ETH cho người dùng trên Ethereum. Các cầu nối thường triển khai chương trình staking và farming, khuyến khích người dùng khóa tài sản của họ vào pool để nhận phần thưởng định kỳ, từ đó có nguồn lực cho Liquidity Pool.

Phân loại cầu nối tiền mã hoá

Dựa trên nhà phát triển và mức độ kiểm soát dành cho người dùng, cầu nối blockchain được phân loại thành hai loại chính: Trusted Bridges Trustless Bridges.

Trusted Bridges được kiểm soát bởi một đơn vị tập trung. Trong quá trình chuyển đổi, quyền kiểm soát tài sản được chuyển từ người dùng sang đơn vị trung gian này. Người dùng phải “tin tưởng” vào sự uy tín và hiệu quả của đơn vị tập trung trong việc thực hiện giao dịch. Binance Bridge là một ví dụ điển hình cho Trusted Bridges. Loại cầu nối này phù hợp với những người ưu tiên tốc độ và phí gas thấp hơn bảo mật chuỗi chéo nhưng sẽ đánh đổi tính phi tập trung.

Ngược lại, Trustless Bridges không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị tập trung nào. Chúng dựa vào thuật toán và hợp đồng thông minh để hoạt động. Người dùng tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình vì không có hệ thống tập trung nào làm điều đó thay cho họ. Trustless Bridges mang tính phi tập trung cao hơn so với Trusted Bridges. Mặc dù có thể không rẻ bằng, nhưng chúng an toàn hơn nếu công nghệ nền tảng đã được chứng minh là đáng tin cậy.

Ứng dụng của cầu nối blockchain

Cầu nối blockchain có nhiều ứng dụng hữu ích trong ngành công nghiệp tiền mã hoá. Chúng cho phép bạn chuyển đổi tiền mã hoá sang b lockchain khác, khám phá dApp trên các hệ sinh thái khác, chuyển đổi tài sản với chi phí thấp hơn, tham gia Airdrop và tăng cường tính phi tập trung.

Rủi ro khi sử dụng cầu nối

Bên cạnh những lợi ích, cầu nối blockchain cũng tiềm ẩn một số rủi ro như nguy cơ từ đơn vị tập trung đối với Trusted Bridges, lừa đảo qua website giả mạo và tấn công hợp đồng thông minh và an ninh mạng.

Cầu nối blockchain là mục tiêu tấn công phổ biến do lưu trữ lượng lớn tài sản. Theo thống kê, đã có hơn 2,5 tỷ USD bị đánh cắp từ các vụ tấn công cầu nối blockchain. Một số vụ tấn công điển hình với thiệt hại khổng lồ có thể kể đến như:

  • Ronin Bridge: 522 triệu USD
  • Wormhole: 320 triệu USD
  • Nomad: 200 triệu USD
  • Multichain: 3 triệu USD

Tại sao nên sử dụng cầu nối thay vì sàn giao dịch?

Có nhiều cách để chuyển đổi tài sản giữa các blockchain khác nhau. Bên cạnh cầu nối, các sàn giao dịch tiền mã hoá cũng cung cấp chức năng cross-chain.

Ví dụ, nếu người dùng có BTC và muốn chuyển đổi sang ETH, họ có thể thực hiện thao tác swap trên các sàn giao dịch tập trung như Binance. Sau đó, họ có thể giữ ETH trong ví Binance hoặc chuyển đến ví Ethereum khác.

Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến người dùng ưu tiên sử dụng cầu nối hơn so với sàn giao dịch:

Chi phí: Quá trình swap trên sàn giao dịch và chuyển ví có thể phát sinh nhiều loại phí khác nhau. Trong khi đó, người dùng chỉ cần trả phí một lần duy nhất khi sử dụng cầu nối. Hơn nữa, phí giao dịch của hầu hết các cầu nối đều rất thấp so với sàn giao dịch.

Tốc độ: Việc sử dụng sàn giao dịch thường mất nhiều thời gian hơn so với cầu nối.

Tham gia Airdrop: Các hệ sinh thái blockchain thường khuyến khích người dùng tương tác on-chain phi tập trung bằng cách thưởng Airdrop. Người dùng sử dụng sàn giao dịch tập trung sẽ không đủ điều kiện tham gia các chương trình Airdrop này.

Tính phi tập trung: Cuối cùng, nhiều người dùng lựa chọn cầu nối vì lý do bảo mật và quyền riêng tư. Việc sử dụng cầu nối mang lại cho họ sự kiểm soát tốt hơn đối với tài sản của mình.

Kết luận

Cầu nối đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các blockchain khác nhau, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bùng nổ của DeFi. Tuy nhiên, người dùng cần thận trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng về các rủi ro trước khi sử dụng cầu nối. Việc lựa chọn cầu nối uy tín và áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ đột phá này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top