Cổ đông là gì? Phân loại và một số quyền hạn của cổ đông

Từ trước đến nay trong thị trường chứng khoán, cổ đông là một khái niệm đã hết sức quen thuộc đối với rất nhiều người. Nhưng không phải tất cả những người chơi hay những nhà đầu tư thị trường này; đều nắm rõ được những thông tin về khái niệm cổ đông là gì?. Để hiểu được định nghĩa cũng như cách phân loại cổ đông trong thị trường chứng khoán. Các bạn nào chưa biết hay còn gì chưa hiểu về khái niệm này; các bạn có thể theo dõi những nội dung bài đọc bên dưới đâu của chúng tôi nhé!

Cổ đông là gì?

Trong các công ty CP, một đơn vị hay là tổ chức nào đó có sở hữu một phần hay toàn bộ cổ phần của công ty một cách đúng pháp luật; bằng chính số tiền vốn của mình được gọi là cổ đông của công ty đó. Không chỉ như vậy, những cổ đông của công ty còn có những quyền lợi cũng như nghĩa vụ riêng đối với những vấn đề về khoản vay hay là tài sản của công ty đó.

Những vậy những người này có quyền góp mặt vào những buổi họp lớn và quan trọng của doanh nghiệp. Hoặc theo dõi sổ sách hoạt động của công ty và đưa ra những góp ý sửa đổi hợp lý. Để có thể đưa doanh nghiệp phát triển hơn.

Nói một cách đơn giản họ chính là những người cùng theo chân doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình hoạt động. Và hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó. Bên cạnh đó, họ cũng được chia lại 1 phần tài sản nếu không may doanh nghiệp thua lỗ và phá sản.

Thế nào là cổ đông?
Những cổ đông của công ty còn có những quyền lợi cũng như nghĩa vụ riêng đối với những vấn đề về khoản vay hay là tài sản của công ty đó.

Phân loại cổ đông theo quy định của pháp luật

Dựa vào những quy định của luật doanh nghiệp được ban hành gần đây nhất. Cổ đông được phân thành 3 loại cụ thể sau đây:

CĐ phổ thông

Đối với những CĐ này yêu cầu phải đủ các yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra: Bắt buộc số cổ phần mà họ sở hữu phải toàn bộ là của doanh nghiệp. Hay hiểu cách khác họ phải sở hữu cổ phần của chính công ty CP đó. Họ ở đây chính là những người đã bỏ tiền vốn của mình ra để mua vào cổ phần của công ty/doanh nghiệp. Sau khi đã chính thức nắm giữ cổ phần hợp pháp; họ sẽ được hưởng những quyền và thực hiện những nghĩa vụ tương đương.

CĐ đồng sáng lập

Không giống với CĐ phổ thông, những người nắm giữ những cổ phần của công ty. Để có thể trở thành CĐ đồng sáng lập cần phải đủ những yêu cầu sau đây:

Là một tổ chức hay là một cá nhân bỏ vốn của mình ra để nắm giữ ít nhất là một phần cổ phần của chính công ty/doanh nghiệp đó.

Ngay từ những ngày đầu sáng lập công ty, người đặt chữ ký vào danh sách thành viên sáng lập sẽ được gọi với cái tên là CĐ sáng lập. Bên cạnh đó pháp luật có quy định là không phải chỉ có một; mà tối thiểu phải là ba người cùng góp tiền vốn sáng lập nên công ty.

Không những vậy, mỗi cá nhận phải có thêm tối thiểu là 20% số cổ phần của doanh nghiệp so với tất cả cổ phần công ty nắm giữ từ ngày mới thành lập. Trong tình huống 1 trong số 3 CĐ sáng lập mà không góp đủ số vốn theo quy định. Sau 3 tháng kể từ ngày thành lập. Thì 2 người còn lại sẽ có thể mua lại số cổ phần đó.

CĐ ưu đãi

Để trở thành cổ đông này cũng có những yêu cầu bắt buộc. Có đầy đủ các cổ phần sau: CP ưu đãi có thể nhận cổ tức theo từng năm. Nắm giữ cổ phần này sẽ được hoàn trả lại số vốn ban đầu nếu không may công ty phá sản. Và một số những yêu cầu khác do doanh nghiệp đặt ra. Mỗi công ty sẽ có những yêu cầu riêng để thống nhất cho sự phát triển của công ty.

Một số quyền hạn của cổ đông

Một số quyền của cổ đông
Những cổ đông của công ty sẽ có những quyền lợi nhất định theo quy định của công ty

Có quyền được bỏ phiếu: Được tham gia bỏ phiếu trực tiếp tại những cuộc họp của công ty. Hoặc có thể ủy quyền cho người khác để có thể tham gia và bỏ phiếu.

Được đưa ra những ý kiến và quan điểm của mình về mọi nội dung của cuộc họp Đại hội quan trọng.

Được dự tất cả những cuộc họp cổ đông của công ty hay doanh nghiệp đó.

Được quyền biết số lượng bỏ phiếu của toàn bộ CĐ. Số lá phiếu biểu quyết sẽ tương đương với số lượng cổ phần mà mỗi cổ đông đang sở hữu.

Được nhận lợi nhuận ròng sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của hội đồng công ty tại cuộc họp.

Đối tượng được ưu tiên mua vào cổ phần của công ty khi công ty có nhu cầu gọi vốn là CĐ phổ thông. Những cổ phần vừa được rao bán sẽ bằng với phần trăm cổ phần phổ thông của từng cổ đông theo điều lệ của từng doanh nghiệp.

Được quyền chuyển nhượng lại những cổ phần phổ thông mà họ đang nắm giữ. Cho một cổ đông nào khác không phải là cổ đông hay đề nghị công ty mua lại.

Kết luận

Qua nội dung bài viết trên đây của chúng tôi, có lẽ các bạn đã hiểu hơn về khái niệm cổ đông là gì. Những phân loại, cũng như phân loại và một số quyền hạn của cổ đông trong công ty/doanh nghiệp đó. Từng cổ đông sẽ có từng trách nhiệm và lợi ích nhất định phụ thuộc vào số cổ phần mà họ nắm giữ.

Rất mong rằng những nội dung về cổ đông mà chúng tôi mang đến. Đã phần nào bổ sung thêm những hiểu biết cho các bạn về lĩnh vực này. Cùng theo dõi chúng tôi dautu.info để cập nhật những thông tin về tài chính cũng như chứng khoán nhé!

Thông tin tổng hợp: dautu.info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top