Chứng khoán cơ sở là gì? Cách đầu tư chứng khoán cơ sở

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán ngày một thu hút nhiều nhà đầu tư hướng đến. Nhiều người đã làm giàu lên từng những mã cổ phiếu. Tuy nhiên, đi cùng đó là không ít người phải “lao đao” khi chưa có kinh nghiệm cũng như chiến lược để giao dịch. Hôm nay dautu.info sẽ chia sẻ đến bạn đọc một hình thức chứng khoán được nhiều giao dịch – chứng khoán cơ sở.

Đây được xem như loại chứng khoán được đảm bảo thông qua các chứng quyền. Lợi nhuận của khách hàng cũng sẽ được đảm bảo và chia rõ ràng. Tuy nhiên, tại đây cũng sẽ cần chú ý đến một số tiêu chí khi giao dịch. Hãy cùng dautu.info tìm hiểu thêm về loại chứng khoán này nhé!

Chứng khoán cơ sở là gì?

Khái niệm của chứng khoán cơ sở
Khái niệm của chứng khoán cơ sở

Chứng khoán cơ sở hay Underlying Security là loại chứng khoán đã được niêm yết giá . Thuộc loại cổ phiếu có chỉ số VN30; HNX30 và các chỉ số tương đương khác.

Chứng quyền và chứng khoán phát sinh được hình thành dựa trên chứng khoán cơ sở. Loại chứng khoán được các công ty phát hành đảm bảo được gọi là chứng quyền có đảm bảo. Lợi nhuận của người sở hữu được xác định bằng sự chênh lệch giá khi mua và bán.

Cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch là chứng khoán cơ sở của chứng quyền. Cổ phiếu đáp ứng một số tiêu chí như việc tự do trong quá trình chuyển nhượng giữa người mua và người bán; giá trị thị trường của cổ phiếu; tính lưu động hay thành quả kinh doanh của các công ty; tổ chức đã phát hành và các tiêu chí khác của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam.

Chứng khoán cơ sở mang các đặc điểm như thế nào?

  • Các giao dịch mua hay bán của chứng khoán cơ sở sẽ được thực hiện tự do, không bắt buộc.
  • Lượng cổ phiếu, trái phiếu mà các doanh nghiệp/ tổ chức phát hành đưa ra thị trường trong một khoảng thời gian. Chính là lượng cổ phiếu đã được niêm yết giá .
  • Các nhà đầu tư không thể bán các chứng khoán cơ sở khi chưa được cấp quyền.
  • Chứng khoán cơ sở sẽ được chuyển giao cùng lúc giữa người bán và mua khi giao dịch diễn ra.
  • Mỗi đơn vị phát hành chứng khoán sẽ có các điều khoản quy định giao dịch khác nhau. Bởi các điều luật trên thị trường chứng khoán sẽ được các đơn vị phát hành đưa ra.
  • Các đơn vị phát hành chứng khoán sẽ tổ chức giao dịch chứng khoán trên cơ sở hình thức của các tổ chức tài chính.
  • Các nhà đầu tư phải có tài khoản đã được kích hoạt hay đang được sử dụng giao dịch khi có nhu cầu tham gia.

Tham gia thị trường này cần chú ý điều gì?

Các sàn giao dịch chứng khoán đang còn rất lạ lẫm với nhiều người. Trước hết, cần tìm hiểu những kiến thức liên quan cũng như là thông tin cơ bản. Sau đây là một số cách thức tham gia vào thị trường chứng khoán cơ sở mà dautu.info đã tổng hợp được.

Đối tượng có thể tham gia

Các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp: Sản phẩm được lưu thông trên thị trường chứng khoán chính là số cổ phiếu của các công ty này. Các công ty tham gia vào thị trường đa phần đều muốn huy động vốn cho doanh nghiệp của mình.

Các nhà đầu tư: Nhà đầu tư tham gia với mục đích chính là kiếm lời từ hoạt động mua và bán số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nguồn vốn của nhà đầu tư chính là nguồn vốn của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Và thường được chia làm ba loại: đầu tư cá nhân; đầu tư theo tổ chức; và đầu tư nước ngoài.

Các công ty chứng khoán: Các công ty này thường đóng vai trò trung gian trong hoạt động mua và bán chứng khoán trên thị trường. Các công ty này thường đảm nhiệm vai trò tư vấn; môi giới giao dịch giữa người mua và người bán,…

Các cơ quan quản lý: Thường là tổ chức đảm bảo việc người tham gia vào thị trường chứng khoán thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đã được ban hành từ trước. Bộ tài chính là cơ quan quản lý chính của thị trường chứng khoán. Ngoài ra còn có ủy ban chứng khoán. Và hai cơ sở như sở giao dịch chứng khoán hay trung tâm lưu ký chứng khoán cũng tham gia vào quản lý thị trường.

Phân biệt các loại chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Phân biệt hai loại chứng khoán
Phân biệt hai loại chứng khoán

Chứng khoán thường được phân thành hai loại là chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Hai loại chứng khoán này thường được phân biệt dựa trên một số tiêu chí như: thị trường thực hiện giao dịch; số lượng đang được phát hành hay niêm yết; thời gian giao dịch; số tiền cần có để thực hiện hoạt động giao dịch; thời gian sở hữu,…

Tiêu chíChứng khoán cơ sởChứng khoán phái sinh
Thị trường giao dịchNgười mua sẽ có quyền sở hữu ngay sau khi kết thúc giao dịchNgười mua và người bán cần thống nhất một số điều như mức giá ; số lượng cổ phiếu; các việc cần thực hiện vào ngày đáo hạn.
Số lượng cổ phiếu đã được phát hành hay niêm yếtCó một giới hạn nhất định, và điều này phụ thuộc vào các doanh nghiệp phát hành.Được quy định dựa trên nhu cầu cung – cầu của nhà đầu tư.
Thời gian thực hiện giao dịch9h30 –  11h30 hay 13h – 15h8h45 – 11h30 hay 13h – 14h45.
Thời gian sở hữuKhông giới hạn thời gian sở hữuNgười mua được phép sở hữu đến ngày đáo hạn giao dịch.
Số tiền cần có khi thực hiện giao dịchTa phải trả bằng tổng số giá trị cổ phiếu muốn mua.Ta chỉ cần trả số tiền bằng một phần giá trị của chứng phiếu cơ sở

Kết luận

Cùng với chứng khoán phái sinh thì chứng khoán cơ sở sẽ có những ưu và điểm hạn chế. Nhà đầu tư có thể dựa vào mục đích chính của mình để lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp. Để hiểu rõ hơn về thị trường tài chính hay chứng khoán thì mọi người hãy theo dõi dautu.info để có thể nhanh chóng cập nhật thông tin liên quan.

Thông tin:dautu.info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top