1. Vì sao cần lên chiến lược săn airdrop coin?

Lập chiến lược săn airdrop coin là cách giúp bạn tối ưu hóa lợi ích từ phân bổ airdrop của các dự án. Khi có một kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng nhận diện những dự án tiềm năng phù hợp với khả năng của mình, nhất là trong bối cảnh có hàng trăm cái tên mới xuất hiện mỗi ngày cùng với xu hướng tính point airdrop để ghi nhận công sức của người dùng.

Ngày nay, nhiều dự án đã chuyển sang áp dụng hệ thống point airdrop vì nó vừa khuyến khích người dùng tích cực tham gia, vừa đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối phần thưởng.

Điển hình là cuộc đua giữa 2 sàn NFT là OpenSea và Blur: trong khi OpenSea không phát hành token, Blur lại tăng trưởng mạnh nhờ hệ thống Point theo mùa, khuyến khích người dùng gắn bó và tích cực tham gia. Kết quả là thị phần của OpenSea sụt giảm đáng kể trước chiến lược này của Blur.

Hệ thống tính point airdrop của sàn NFT Blur

Vậy chiến lược săn airdrop coin nào sẽ phù hợp cho cả người mới ít vốn và người dùng lâu năm dày dạn kinh nghiệm? Cùng Dautu.info phân loại các dự án và chọn ra chiến lược phù hợp nhé!

2. Phân loại cách tính point phổ biến của các dự án

Các dự án trong mỗi lĩnh vực sẽ có tiêu chí đánh giá riêng, tùy thuộc vào hai yếu tố cốt lõi: VốnNỗ lực.

Yêu cầu về vốn: Đây là lượng tài sản người dùng cần có để tham gia tích lũy point, biểu thị trên trục X.

  • Vốn ít: Các chương trình không đòi hỏi vốn lớn để tham gia. Vốn chủ yếu được dùng để trả phí gas hoặc các giao dịch nhỏ.
  • Vốn nhiều: Các chương trình ưu tiên về vốn, càng nhiều vốn, càng kiếm được nhiều điểm.

Yêu cầu về nỗ lực: Đo lường lượng thời gian và số lượng hoạt động mà người dùng cần thực hiện để kiếm thêm point, thể hiện trên trục Y.

  • Nỗ lực ít: Point được phân phối qua các hoạt động đòi hỏi ít nỗ lực, chỉ cần hoàn thành một vài tiêu chí nhỏ là đã có thể tích lũy point.
  • Nỗ lực nhiều: Point được kiếm qua nhiều hoạt động khác nhau, yêu cầu người dùng thực hiện đa dạng nhiệm vụ như theo dõi trên nền tảng X, tham gia Discord, điểm danh hằng ngày,… Điều này giúp người dùng tích lũy point nhiều hơn.
Chiến lược săn airdrop coin từ các dự án tính Point
Phân loại cách tính point phổ biến của các dự án

2.1 Nhóm yêu cầu vốn cao và nỗ lực nhiều

Phần này bao gồm những dự án yêu cầu sự đầu tư lớn về cả công sức lẫn vốn từ người dùng để tích lũy điểm, nổi bật ở các lĩnh vực như NFTFi, SocialFi Spot DEXs. Các dự án đều tập trung vào việc khen thưởng dựa trên thành tích, người dùng càng tích cực, càng có cơ hội tích lũy nhiều điểm.

– NFTFi: Các dự án NFTFi tiên phong trong việc ứng dụng hệ thống điểm vào sản phẩm, điển hình là BlurTensor – Hai cái tên đầu tiên triển khai chương trình tích điểm nhằm khuyến khích khối lượng giao dịch tăng cao, góp phần đưa cả 2 đến thành công đáng kể.

Các dự án NFTFi thiết kế Point
Các dự án NFTFi thiết kế Point

– SocialFi: Lấy cảm hứng từ NFTFi, mảng SocialFi kết hợp yếu tố vốn và nỗ lực người dùng. Các dự án yêu cầu người dùng giữ hoặc giao dịch bộ sưu tập và ghi nhận hoạt động trên nền tảng.

Các dự án SocialFi thiết kế Point
Các dự án SocialFi thiết kế Point

– DEX: Các dự án trong mảng DEX tính điểm cho người dùng thông qua các hoạt động giao dịch bao gồm tần suất giao dịch, khối lượng và phí gas chi trả. Mảng này thường sẽ không giới hạn về điểm.

Các dự án Spot DEX thiết kế Point
Các dự án Spot DEX thiết kế Point

Các dự án như Jumper, Velar, Ambient và Thruster áp dụng hệ thống điểm tuyến tính, trong đó điểm được phân bổ đồng đều cho cả người tham gia sớm và muộn, dựa trên số hành động thực hiện. Có nghĩa rằng người thực hiện 10 giao dịch vào ngày đầu sẽ tích lũy điểm tương đương với người thực hiện 10 giao dịch vào ngày cuối.

⇒ Nhìn chung, nhóm dự án này yêu cầu cả vốn và nỗ lực, vì hai yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau (giao dịch càng nhiều, khối lượng càng tăng), tạo ra sự chênh lệch điểm giữa người dùng. Do đó, các dự án này thường bị chi phối bởi những người có vốn lớn.

2.2 Nhóm yêu cầu vốn cao và nỗ lực ít

Nhóm này thường là các dự án thuộc mảng Staking/Restaking hay Lending, chủ yếu tính điểm dựa trên giá trị và thời gian người dùng gửi tiền vào nền tảng, do đó bạn không cần hoạt động quá nhiều để tích lũy điểm.

Ví dụ, các nền tảng cho vay (Lending) thường sử dụng hệ số nhân thời gian trong công thức tính điểm, nhằm duy trì thanh khoản ổn định và khuyến khích người dùng giữ vị thế lâu hơn.

Các dự án ‘Staking’ thiết kế Point
Các dự án ‘Staking’ thiết kế Point

=> Các dự án thuộc nhóm này thường thu hút các “cá voi”- những nhà đầu tư sở hữu lượng vốn lớn – do tính đơn giản và phần thưởng dựa trên số tiền gửi. Một ví dụ điển hình là Justin Sun, người sáng lập TRON, đã gửi 120.000 ETH (tương đương 480 triệu USD) vào giao thức ether.fi. Nhờ đó, ông nhận được khoảng 3,5 triệu token ETHFI, chiếm gần 6% tổng số airdrop.

2.3 Nhóm yêu cầu nỗ lực nhiều và vốn đủ dùng 

Các dự án Bridge thường khuyến khích người dùng hoạt động tích cực nhằm gia tăng tổng volume giao dịch. Chẳng hạn, Owlto Finance áp dụng hệ số nhân 1,5x cho những người thực hiện trên 100 giao dịch. Điều này có nghĩa là người dùng với 200 giao dịch và volume 1 triệu sẽ kiếm được nhiều điểm hơn người chỉ thực hiện 10 giao dịch với cùng khối lượng.

Các nhiệm vụ của mảng Bridge khá đơn giản, chủ yếu xoay quanh khối lượng, phí, và tần suất giao dịch. Người dùng có thể chọn chuỗi có chi phí thấp để tối ưu hóa việc cày nhiệm vụ. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là tạo cơ hội cho các bot tham gia, gây ra sự cạnh tranh không công bằng đối với người dùng phổ thông.

Các dự án Bridge thiết kế Point
Các dự án Bridge thiết kế Point

Bridge thường ít rủi ro hơn DEX vì sau khi chuyển tài sản, người dùng không phải lo biến động giá khi swap. Điều này khiến các dự án Bridge hấp dẫn hơn với những ai muốn cày Airdrop mà không lo rủi ro thâm hụt vốn, phù hợp cho người tìm kiếm sự ổn định khi tích lũy điểm.

2.4 Nhóm yêu cầu vốn ít nhưng nỗ lực nhiều

Nhóm giao thức này yêu cầu ít vốn nhưng cần nhiều nỗ lực từ người dùng, bao gồm các mảng như Layer 2, Perp DEX hay Wallet.

Perp DEX cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy để khuếch đại vốn từ nhỏ lên lớn, giúp họ dễ dàng cạnh tranh với các “cá voi” trên thị trường. Trong khi đó, Layer 2 và Wallet chỉ yêu cầu một khoản phí giao dịch để chi trả phí gas, nhưng bù lại, bạn cần thường xuyên tương tác đa dạng trên mạng lưới hoặc ví để dự án ghi nhận sự đóng góp của bạn.

Các dự án Perp DEX thiết kế Point
Các dự án Perp DEX thiết kế Point

Nhìn chung, các dự án này nhắm đến người dùng mới, không yêu cầu nhiều vốn và nhiệm vụ khá đơn giản. Tuy nhiên, quá trình tính điểm đến khi ra token thường kéo dài nhiều năm, đòi hỏi người dùng kiên nhẫn. Vì chỉ cần đầu tư công sức mà không phải bỏ vốn lớn, giá trị Airdrop nhận được có thể không cao.

2.5 Nhóm yêu cầu ít về vốn và nỗ lực

Các dự án không yêu cầu nhiều vốn và ít hoạt động từ người dùng thường tập trung vào các nhiệm vụ đơn giản như tương tác trên mạng xã hội hoặc chia sẻ tài nguyên như băng thông Internet, sức mạnh tính toán từ card đồ họa.

Đáng chú ý nhất là các dự án DePIN, ra mắt từ đầu năm 2024 và phát triển mạnh mẽ cho đến nay. Những dự án này chỉ yêu cầu người dùng cài đặt ứng dụng, hoàn thành một số nhiệm vụ đơn giản ban đầu và duy trì hoạt động trong một thời gian nhất định.

Các dự án DePIN và Oracle thiết kế Point
Các dự án DePIN và Oracle thiết kế Point

Chiến lược thiết kế chương trình Point của nhóm này dù mới xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng đã rất thành công, thu hút lượng lớn người tham gia. Điển hình là dự án Grass, nơi người dùng chỉ cần duy trì chạy node mà không cần nhiều hoạt động khác vẫn có thể nhận được khoản Airdrop bõ công.

3. Chiến lược săn airdrop coin cho từng nhóm

Tùy vào nguồn lực của mỗi người mà có những lĩnh vực phù hợp khác nhau. Vì thế, việc phân bổ tài nguyên để tối ưu lợi nhuận airdrop là rất quan trọng.

Lưu ý: Các chiến lược chỉ mang tính tham khảo. Kết quả thực tế có thể khác biệt do biến động thị trường và thay đổi trong chính sách dự án. Người dùng nên nghiên cứu kỹ lưỡng và sẵn sàng cho rủi ro có thể xảy ra.

3.1 Nếu bạn có nhiều vốn nhưng ít thời gian

Các dự án trong lĩnh vực Staking, Restaking, Lending, và Liquid Restaking sẽ là lựa chọn phù hợp. Đây là những lĩnh vực đang HOT và được nhiều quỹ đầu tư quan tâm, do đó, giá trị Airdrop có thể từ vài trăm đến hàng chục nghìn USD, mà không yêu cầu nhiều hoạt động.

EigenLayer là một ví dụ điển hình, thu hút sự đầu tư lớn từ nhiều “cá voi” và mang lại giá trị Airdrop ấn tượng. Bạn có thể tham khảo thêm các dự án tương tự như Karak và Solayer.

3.2 Nếu bạn có nhiều thời gian nhưng ít vốn

Các dự án như Perp DEX, Layer 2 và Wallet sẽ là lựa chọn phù hợp vì yêu cầu vốn rất thấp hoặc thậm chí miễn phí. Tuy nhiên, do nhiệm vụ đơn giản và số lượng người tham gia đông đảo, giá trị Airdrop có thể không cao. Đổi lại, bạn có thể dễ dàng tham gia nhiều dự án cùng lúc.

Bạn có thể tham khảo các dự án sau:

  • Movement đang trong giai đoạn testnet, gọi vốn được 41,4 triệu USD
  • Sonic – Dự án thông báo sẽ Airdrop 200 triệu token S.

3.3 Nếu bạn có cả vốn và thời gian

Bạn có thể tham khảo các nền tảng về NFTFi hay Spot DEX, nhưng nhớ rằng những dự án này có thể ảnh hưởng đến số vốn ban đầu của bạn, vì vậy hãy cẩn trọng khi giao dịch. Chẳng hạn, nếu bạn thực hiện một giao dịch swap mà giá giảm mạnh ngay sau đó => Thiệt hại về vốn.

Bạn có thể tham khảo các dự án sau: BSX Exchange, KiloEx,…

3.4 Nếu bạn không có đủ cả hai yếu tố trên

Các dự án trong lĩnh vực DePIN có thể là lựa chọn lý tưởng. Bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng của nền tảng và vận hành node để đủ điều kiện nhận Airdrop.

Một số dự án bạn có thể tham khảo gồm:

  • Season 2 của Grass – Từng airdrop khá đậm mùa 1, mặc dù người dùng rất đông
  • DAWN – Dự án chia sẻ băng thông internet đã huy động 33 triệu USD
  • Gradient Network – Có sự hậu thuẫn từ Sequoia, Multicoin, và Pantera.
  • Blockmesh – Giải nhất hạng mục DePIN tại Solana Hackathon
  • Nodepay – Được Animoca Brands và Jump Crypto rót vốn

4. Tổng kết

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách các dự án triển khai chương trình Point, từ đó có thể lên chiến lược săn airdrop coin và phân bổ tài nguyên một cách hợp lý cho từng nhóm dự án khác nhau.