NFT wash trading là gì?

Có một giả định rằng toàn bộ thị trường NFT là giả mạo và những người giao dịch ở thị trường đó, toàn là những tên “wash trader”… Rốt cuộc, tại sao mọi người lại sẵn sàng chi hàng triệu USD cho một JPEG?

Wash trading là hành động mua và bán cùng một tài sản nhiều lần để thao túng khối lượng giao dịch và giá của tài sản đó. Các bên liên quan có thể bao gồm một cá nhân duy nhất hoặc tập thể các cá nhân thông đồng với nhau.

Trong thị trường tài chính truyền thống, wash trade là bất hợp pháp, mục đích thường là để đánh lừa những nhà đầu tư bán khác rằng tài sản đó có giá trị nhiều hơn so với giá trị hiện tại của nó, song song với đó, có một thị trường thanh khoản giả mạo tồn tại để họ giao dịch.

Lĩnh vực tiền kỹ thuật số, cụ thể hơn là NFT, chưa có các quy định nghiêm ngặt và hiện tượng wash trading đôi khi có thể tràn lan. Ngoài các lý do đã nêu ở trên, còn 2 lý do khác chỉ dành riêng cho NFT: tax loss harvesting và kiếm phần thưởng token.

Thao túng giá/thanh khoản

Trong một thị trường nơi các bộ sưu tập NFT “sống và chết theo giờ“, những người sáng lập sẽ làm bất cứ điều gì có thể để thu hút sự chú ý và gọi vốn từ cộng đồng. Và cách truyền thông dễ nhất là làm cho các bộ sưu tập của họ xuất hiện trên trang nhất của các thị trường NFT lớn như OpenSea, LooksRare, Magic Eden, v.v.,

Nguồn: OpenSea

Mặc dù không có thị trường NFT nào nêu rõ ràng về cách các thuật toán của họ hoạt động, nhưng rõ ràng khối lượng giao dịch là một yếu tố quan trọng để đánh giá một bộ sưu tập là “thịnh hành“. Điều này khuyến khích những người sáng lập bộ sưu tập NFT “rửa” giao dịch để bơm số lượng giao dịch của họ, từ đó tăng cơ hội được niêm yết trên Xu hướng cho bộ sưu tập của họ.

Thật không may, wash trading cũng gây ra những niềm tin sai lệch rằng thị trường có nhu cầu cho NFT của họ – điều này có thể lôi kéo những nhà đâu tư non nớt mua NFT của họ với giá tăng cao.

Một ví dụ đã được xác định là PixBattle # 1, một dự án chạy trên Solana.

Nguồn: MagicEden

Ảnh chụp màn hình ở trên cho thấy một NFT duy nhất đã được giao dịch nhiều lần giữa 2 địa chỉ trong 1 ngày. Không có lý do gì để thực hiện hành động này, trừ khi bạn đang cố gắng làm sai lệch khối lượng giao dịch và lãi suất. Nhà giao dịch thậm chí cũng không bận tâm đến việc che giấu dấu vết của họ. Hơn nữa, việc sử dụng NFT với ID # 1 làm tăng khả năng nhà giao dịch có thể chính là người sáng lập bộ sưu tập, người đã biết trước về việc khi nào nó sẽ được tung ra.

Nguồn: MagicEden

Nếu chúng ta nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy một số nghi phạm đã vô tình “đu đỉnh” trước khi thanh khoản cạn kiệt qua đêm và bộ sưu tập quay đầu về 0.

Xác định một giao dịch wash trade

Mặc dù gần như không thể xác định được tất cả các bộ sưu tập thực hiện wash trading vì việc này còn liên quan đến việc lọc một tập dữ liệu lớn dựa trên các yếu tố định tính, nhưng dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến cần chú ý:

  1. Bộ sưu tập giao dịch ở mức giá liên tục (tức là không có giao dịch mua ngoại lệ nào đối với ‘hiếm’).
  2. Khối lượng giao dịch cao/đang thịnh hành nhưng có khả năng hiển thị thấp/số liệu truyền thông xã hội kém (ví dụ: số lượng người theo dõi Twitter thấp)
  3. Một NFT đã được mua nhiều hơn số lần bình thường trong một ngày (tại Footprint Analytics, chúng tôi ước tính con số này là hơn 3+)
  4. Một NFT đã được mua nhiều lần bởi cùng một địa chỉ người mua trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như 120 phút.

Lỗ thuế

Một lý do khác để wash trading là để thu hoạch lỗ thuế. Một số khu vực pháp lý nhất định, chẳng hạn như Mỹ và Châu Âu, coi NFT là tài sản vốn và áp dụng một số hình thức thuế dựa trên thặng dư vốn. Các nhà giao dịch phải trả thuế cho khoản lãi nhưng thường có thể bù đắp lỗ đầu tư trong cách tính thuế cuối cùng.

Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng khi nhà đầu tư đã nhận về lãi và lỗ của họ, tức là, họ cần bán tài sản của mình. Trong những trường hợp đó, những người mua đã mua phần trên nhưng hiện đang giảm tồi tệ có thể được khuyến khích bán NFT của họ kể cả với mức lỗ để bù đắp lợi nhuận mà họ có thể đã kiếm được từ các tài sản vốn khác.

Về mặt kỹ thuật, tax-loss harvesting không phải là hiếm gặp và cũng không phải là một hiện tượng bất hợp pháp. Tuy nhiên, vì việc giao dịch NFT hết sức dễ dàng, chúng tôi tin rằng điều này đáng được đề cập.

Thật dễ dàng để bán NFT cho một ví khác để bạn kiểm soát ‘thua lỗ‘ trên thị trường NFT. Đặt giá ở một số tiền danh nghĩa (ví dụ: 1 USDC) cho phép người dùng thu hoạch các khoản lỗ thuế trong khi sở hữu tài sản được cho là ‘xử lý’. Thật không may, việc thiếu sự giám sát của cơ quan quản lý đối với các thị trường NFT và khó khăn trong việc chứng minh gian lận thuế đã khiến việc này liên tục tiếp diễn này.

Nếu chúng ta nhìn vào Top 10 Bộ sưu tập hàng đầu trên Ethereum, chúng ta có thể thấy rằng có những cá thể trong không gian đã tận dụng lợi thế này. Chúng tôi đã lọc các giao dịch dựa trên doanh số bán hàng dưới 90% giá sàn tại thời điểm đó.

Doanh số hàng tháng đạt đỉnh vào tháng 12/2021 tiếp theo đó là tháng 1/2022. Thật trùng hợp, đây là thời điểm kết thúc kỳ báo cáo thuế cho nhiều khu vực pháp lý. Có lẽ, sẽ là an toàn khi kết luận rằng hầu hết (nếu không phải tất cả) các giao dịch này liên quan đến một số ý định thu hoạch lỗ thuế trong giai đoạn này khi chủ sở hữu tài sản chuẩn bị nộp tờ khai báo thuế của họ.

Trong Top 10 Bộ sưu tập ETH, 3 bộ sưu tập yêu thích nhất để thu hoạch lỗ thuế là MAYC (117), Cool Cats (74) và CloneX (61). Hơn nữa, wash traders dường như có xu hướng bán ra với mức giá ít ỏi, tức là dưới 0,5 ETH và gần bằng 0 nhất, khiến họ trở thành ngoại lệ rõ ràng.

Tuy nhiên, điều đáng nói là có thể còn có những lý do khác để những đợt giảm giá này diễn ra, chẳng hạn như giá niêm yết không chính xác và bán cho ai đó với giá chiết khấu.

Wash Trading để lấy Tokens

LooksRare và X2Y2 là những thị trường NFT nổi tiếng nhất với token của họ. Hiện tại, token được phân phối cho các nhà giao dịch khối lượng lớn trên nền tảng tương ứng của họ. Wash traders tận dụng công thức này và tối đa hóa phần thưởng của họ bằng cách tạo ra khối lượng giao dịch đáng kể hàng ngày thông qua giao dịch qua lại giữa các ví mà họ sở hữu. Để xác định các loại giao dịch này, chúng tôi đã lọc các giao dịch trên cả LooksRare và X2Y2 theo công thức sau:

  1. Các giao dịch NFT được định giá quá cao (gấp 10 lần giá trung bình trên OpenSea)
  2. Bộ sưu tập có 0% tiền bản quyền (ngoại trừ CryptoPunks và ENS)
  3. Một NFT đã được mua nhiều hơn một số lần bình thường trong một ngày (hơn 3+)
  4. Một NFT được mua bởi cùng một địa chỉ trong một thời gian ngắn (khoảng 120 phút)

Áp dụng các phương thức này, có vẻ như hơn 80% khối lượng giao dịch của 2 thị trường này là giao dịch wash trading kể từ khi ra mắt:

Nguồn: Footprint Analytics 

Chúng tôi tin rằng LooksRare có khối lượng wash trading cao hơn vì phần thưởng của họ có lợi nhuận hấp dẫn hơn. Do đó, chúng tôi đã tính tổng giá trị phần thưởng phân phối được đo lường dựa trên giá đóng cửa hàng ngày của mỗi token kể từ khi ra mắt. Dưới đây là kết quả tính đến ngày 22/12/2022.

Nguồn: Footprint Analytics 

Nếu chúng ta lấy mức trung bình, với mỗi USD bạn kiếm được trên X2Y2 từ phần thưởng giao dịch, bạn sẽ kiếm được thêm 21 USD trên LooksRare. Tuy nhiên, con số này gây hiểu lầm khi LooksRare ra mắt khoảng 3 tháng trước X2Y2 khi thị trường vẫn còn hưng phấn và giá của LOOKS (token của LooksRare) cao hơn nhiều. Sau khi sự cường điệu ban đầu chấm dứt và thị trường gấu bắt đầu chiếm ưu thế, mức phần thưởng giao dịch đã bình thường hóa trở lại. Dẫu vậy, LooksRare vẫn cung cấp giá trị gấp đôi USD trong 3 tháng qua.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giả định, vì phần thưởng phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ % khối lượng giao dịch hàng ngày tương ứng của nền tảng. Ví dụ: X2Y2 có thể có phần thưởng cao hơn trong 1 ngày cụ thể nếu tổng khối lượng bán hàng thấp hơn (do đó mang lại cho người bán % phần thưởng token cao hơn) hoặc nếu giá của token cao hơn.

Thú vị là, mặc dù tỷ lệ phân phối trung bình của LooksRare có nhiều giá trị hơn, X2Y2 có organic volumes cao hơn. Hơn nữa, kể từ tháng 6/2022, X2Y2 đã liên tục vượt trội hơn LooksRare về khối lượng giao dịch hàng tháng (bỏ qua khối lượng giao dịch wash trading).

Một lời giải thích có thể chấp nhận được ở đây là sự xuất hiện của xu hướng tiết kiệm chi phí. X2Y2 tính phí thị trường 0.5% và cung cấp tiền bản quyền tùy chọn (mặc dù tính năng này đã được thu hồi kể từ 18/11/2022), trong khi LooksRare có phí giao dịch cao hơn (2.0%). Tuy nhiên, ngay cả khi chúng tôi tính đến phí giao dịch cao hơn của LooksRare, thì việc giao dịch trên LooksRare luôn rẻ hơn sau khi bù đắp phần thưởng token.

Chúng ta chỉ có thể dự đoán rằng chiến lược tiếp thị của X2Y2 hiệu quả hơn, vì tâm lý con người ủng hộ việc ‘giảm giá’ hơn ‘hoàn tiền’. Điều này cũng bất chấp việc phần thưởng đặt cọc trung bình của LooksRare cao hơn cho token của nó (53.61%) so với X2Y2 (38.81%) tính đến ngày 22/11/2022.

Khía cạnh nhân khẩu học và xu hướng của các giao dịch

Dựa trên sự phổ biến của wash trading, chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất thú vị nếu đi sâu hơn một chút vào các mô hình giao dịch của các wash traders.

Chúng tôi đã xác định được hơn 6442 địa chỉ thực hiện wash trade trên LooksRare và X2Y2. 10 địa chỉ hàng đầu đều đến từ LooksRare, phù hợp với tranh luận rằng có trích xuất giá trị tốt hơn từ phần thưởng token.

Các nhà giao dịch này có 2 thời điểm giao dịch riêng biệt, tăng đột biến từ khoảng 8 giờ đến 9 giờ sáng (UTC + 0) và vào cuối ngày.

Ethereum sử dụng dấu thời gian Unix, tức là UTC. Do đó, giao dịch ngay trước khi ngày đóng cửa có ý nghĩa vì họ có thể đang cố gắng tăng tỷ trọng khối lượng hàng ngày trên thị trường. Vì phần thưởng giao dịch dựa trên % tổng khối lượng hàng ngày của thị trường, tốt hơn hết bạn nên wash trade càng muộn càng tốt để xác định lượng nỗ lực cần thiết để phát huy đáng kể một phần thưởng.

Đối với sự gia tăng đột biến vào buổi sáng, chúng tôi suy đoán rằng những nhà giao dịch này hoạt động theo múi giờ gần nửa đêm đối với họ, trùng với tối muộn ở Mỹ.

Xét về bộ sưu tập phổ biến nhất cho wash trading, Terraform by Mathcastles chiếm vị trí hàng đầu. Hơn 12 tỷ USD đã được wash trade, chiếm 99,82% khối lượng giao dịch tập thể của bộ sưu tập trên LooksRare và X2Y2.

Điểm chung duy nhất giữa tất cả các bộ sưu tập này là chúng không có tiền bản quyền (ngoại trừ Meebits), có nghĩa là chi phí ít hơn để wash trade. Chúng ta chỉ có thể giả định rằng một “cá voi” hoặc một “đàn cá voi” đã chỉ định rằng đây là bộ sưu tập wash trading ưa thích của họ. Nếu chúng ta nhìn vào danh sách các wash traders, 2 ví hàng đầu đã giao dịch gần 4,8 tỷ USD.

Cũng có khả năng, đây là một cá thể cá voi duy nhất, đang thưc hiện giao dịch giữa các ví của họ.

Điều đáng chú ý là Meebits đã giữ vững phong độ là bộ sưu tập yêu thích của các wash traders, cho đến khi LooksRare ra mắt và thực hiện chiến lược tiền bản quyền vào tháng 9/2022. Khối lượng Wash trading sau đó đã “chết qua đêm”.

Kết luận

Nếu không có sự giám sát và hành động thực thi quy định thích hợp, NFT wash trading vẫn sẽ là hiện tượng không thể tránh khỏi trên các thị trường NFT. Mặc dù nạn nhân bị tổn thương chính là chính các thị trường, nhưng những nhà đầu tư “cả tin” cũng có thể bị tổn hại vì hoạt động này.

Với tất cả những điều kể trên, không có gì lạ khi phần lớn mọi người có suy nghĩ rằng NFT là một trò lừa đảo. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào tổng khối lượng wash trading trên ETH, đúng là hiện trạng thị trường không được tốt cho lắm.

42,9% khối lượng giao dịch là wash trading. Chúng ta cũng có thể phát biểu rằng gần 1/2 thị trường là lừa đảo; tuy nhiên, một suy luận hợp lý hơn là các nền tảng như LooksRare và X2Y2 đã “tiếp tay” cho hành động wash trading.

Trong khi đó, nếu chúng ta đo lường thị trường bằng một số liệu khác, ví dụ như số lượng giao dịch, kịch bản sẽ hoàn toàn khác.

Hơn 98% tổng số giao dịch đã được xác định là “thật“. Nói cách khác, có lẽ chỉ đơn thuần là mọi người chỉ thích JPEG. Bạn có thể tham khảo một nghiên cứu về OpenSea NFT để tường tận hơn về luận điểm này.

Hình ảnh và danh tiếng của ngành NFT đang bị bóp méo nặng nề bởi các cá voi và những kẻ thoái hóa ranh ma. Tất nhiên, có những hạn chế đối với phương pháp này và chúng tôi không thể tính đến mọi giao dịch giao dịch wash trading ngoài kia. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Công nghệ blockchain làm cho mọi giao dịch trở nên minh bạch, giúp xác định các giao dịch wash trading dễ dàng hơn và nhờ vậy, bảo vệ cộng đồng.

Tuyến phòng thủ đầu tiên của chúng ta sẽ là giáo dục. Các nhà đầu tư nên học cách xác định các mô hình giao dịch wash trading trước khi đầu tư. Ngay cả khi đó, đó là một số bộ sưu tập phổ biến nhất. Nỗ lực cải thiện các phân tích trên chuỗi và sử dụng các nền tảng như Footprint Analytics cũng sẽ giúp người dùng đưa ra các quyết định giao dịch tỉnh táo hơn. Các thị trường cũng nên đóng một vai trò tích cực hơn trong việc ngăn cản hành động wash trading, vì nó gây hại cho người dùng và cả chính họ – nếu ai đó đang tích cực khai thác token gốc của họ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top